Tháng 3 Thời gian biểu biểu tình chính trị Thái Lan 2010

12 tháng 3

  • Thành phần chống chính phủ tại Thái Lan khởi sự kéo về thủ đô Bangkok bằng đủ mọi phương tiện để tham gia cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại với hy vọng sẽ làm tê liệt nơi này và buộc Thủ tướng Abhisit Vejjajiva phải tổ chức bầu cử lại. Giới hữu trách đối phó bằng cách huy động khoảng 50.000 cảnh sát viên và thiết lập hơn 200 nút chặn quanh thủ đô Bangkok.[1]

13 tháng 3

  • Hàng ngàn người biểu tình từ các vùng nông thôn nghèo khó kéo về tràn ngập thủ đô Bangkok, đưa ra tối hậu thư cho chính quyền là phải "trả lại quyền hành cho dân" nếu không sẽ có các cuộc biểu tình tuần hành lớn lao ở những địa điểm trọng yếu.[2]

15 tháng 3

  • Những người biểu tính chống chính phủ Thái Lan hiện hữu gây gián đoạn lưu thông và sinh hoạt nhiều khu vực trong thủ đô Bangkok. Tuy nhiên cuối cùng họ có thể đạt tới mục tiêu buộc chính quyền phải từ nhiệm hay không thì hãy còn là một chuyện lâu dài.[3]

16 tháng 3

  • Người biểu tình mang máu của mình ra đổ trước cổng dẫn vào văn phòng phủ tướng và bên ngoài trụ sở đảng cầm quyền trong một hành động có tính cách biểu dương hầu tạo thêm áp lực cho việc đòi hỏi phải có cuộc bầu cử mới.[4]

18 tháng 3

  • Thủ tướng Abhisit nói rằng chính phủ của ông đã sẵn sàng thương thảo với phía biểu tình, vốn đòi hỏi ông phải tổ chức bầu cử lại. Tuy nhiên ông cũng nói điều này chỉ xảy ra nếu phía biểu tình chấm dứt việc rưới máu, bao vây các cơ quan chính phủ và tiếp tục duy trì tình trạng bất bạo động.[5]

20 tháng 3

  • Một làn sóng những người mặc áo đỏ di chuyển qua các đường phố ở Bangkok, trong một đoàn xe có đến hàng ngàn chiếc xe vận tải và xe gắn máy, để kêu gọi sự hỗ trợ cho nỗ lực vận động lật đổ một chính quyền mà họ cho là không có sự chính thống.[6]

23 tháng 3

  • Những người biểu tình áo đỏ đe dọa sẽ làm ngưng trệ Bangkok bằng một cuộc biểu tình chống chính phủ được tổ chức rầm rộ vào ngày 27/3 tới đây, bất kể việc chính quyền gia tăng các biện pháp an ninh[7]

27 tháng 3

  • Các binh sĩ Thái Lan rút khỏi một số vị trí kiểm soát an ninh trong thủ đô Bangkok, chấp nhận đòi hỏi của khoảng 80.000 người biểu tình để kêu gọi có cuộc bầu cử nghị viện mới.[8]

28 tháng 3

  • Thủ tướng Abhisit và thành phần lãnh đạo biểu tình chống chính phủ không đạt được thỏa thuận gì trong cuộc thương thuyết được trực tiếp truyền hình toàn quốc, nhưng sẽ họp lại ngày 29/3.[9]

29 tháng 3

  • Thủ tướng Abhisit đồng ý giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử lại vào cuối năm 2010, nhưng phía biểu tình đòi ông từ chức chưa chấp nhận điều này, vốn có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị lúc bấy giờ.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thời gian biểu biểu tình chính trị Thái Lan 2010 http://us.asiancorrespondent.com/bangkok-pundit-bl... http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/LE08Ae... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601080&si... http://www.boston.com/news/world/asia/articles/201... http://www.boston.com/news/world/asia/articles/201... http://www.businessweek.com/news/2010-05-10/thai-p... http://www.businessweek.com/news/2010-11-19/thai-r... http://ireport.cnn.com/docs/DOC-530535 http://www.cnn.com/2010/WORLD/asiapcf/04/06/thaila... http://www.emoiz.com/thai-protests-turn-bloody-but...